TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG

Thi công ép cọc bê tông là gì?

Thi công ép cọc bê tông chính là phương pháp sử dụng dán ép thủy lực có chất tải đối trọng lớn để đưa cọc bê tông vào trong lòng đất mà không gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến chung quanh và giảm thiểu tối đa tác động đến các công trình xung quanh.

Thi công ép cọc bê tông có vai trò gì?

Có nhiều công trình xảy ra sụt lún, đổ sập trong khi thi công hoặc vừa mới đưa vào sử dụng. Đa số, vấn đề này xảy ra ở những công trình đó không gia cố phần móng, không ép cọc đúng và đủ. Chính vì thế việc thi công ép cọc bê tông cực kì quan trọng.

Như vậy, thi công ép cọc bê tông giúp công trình đảm bảo chất lượng, an toàn, vững chãi theo thơi gian.

Ưu và nhược điểm của phương pháp thi công ép cọc bê-tông

Ưu điểm:

– Thi công ép cọc êm không gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh.

– Không gây ra ảnh hưởng chấn động xấu cho các công trình khác như nứt , lún…..

– Kiểm soát chất lượng sẽ được tốt hơn.

Nhược điểm:

– Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc hiện trạng công trình có lớp đất xấu làm cọc phải xuyên qua các tầng đất quá dầy.

Quy trình thi công ép cọc bê tông đúng chuẩn

1. Lập biện pháp thi công cọc: sau khi khảo sát hiện trường đưa ra phương án tối ưu để thi công đạt hiệu quả.

2. Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công: Phải tập hợp cọc lên công trình trước ngày thi công 1 đến 2 ngày, khảo sát lại mặt bằng thi công trước khi tiến hành thi công kiểm tra chất lượng cọc ngay trên hiện trường và đủ các báo cáo khảo sát địa chất, kỹ thuật, các phương án thi công.

3. Kiểm tra vật liệu thi công cọc và cọc thương phẩm: kiểm tra chất lượng cọc ngay trên hiện trường và loại bỏ ngay những cọc có yêu cầu kỹ thuật không đảm bảo.

4. Chuyên chở và sắp xếp cọc vào đúng vị trí: vị trí ép cọc phải được xác định đúng theo bản vẽ, đủ khoảng cách, phân bố các cọc, định vị chính xác, xác định tâm các cọc.

5. Tiến hành thi công cọc: Cốt thép dọc của các đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả 2 bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành, các vành thép nối phải phẳng, không được vênh, bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau, kích thước các bản mã đúng với thiết kế và quy định an toàn.

6. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc.

7. Hồ sơ nghiệm thu phần móng cọc.

Biện pháp xử lý các sự cố gặp phải khi thi công ép cọc bê tông

- Khi thi công ép cọc bê tông nếu gây tác động ảnh hưởng đến công trình xung quanh thì phải tiến hành khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông vì có thể do nền móng công trình bị tác động yếu, xây dựng lâu năm hoặc do khi khoan dẫn làm giảm sự đùn đất gây nên lún, nứt công trình bên cạnh.

- Khi tiến hành ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt được yêu cầu theo tính toán thì khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp nền đất yếu. Ngay lập tức ngừng ép cọc và gửi báo về bên thiết kế để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý.

- Nếu khi thi công, địa chất có các lớp cát dày dẫn đến phương pháp ép cọc bình thường không khả thi do cọc không thể xuyên qua, thì khi ép cọc cần phải có thời gian nghỉ để cho các lớp cát trở lại trạng thái bình thường rồi tiến hành ép lại Để tránh hiện tượng trên, cần phải dung biện pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có sối nước.

Bình luận
Tin cùng chuyên mục